Dịch thuật là gì? Các chuyên ngành dịch thuật?

Dịch thuật là một trong những ngành dịch vụ có sự đóng góp lớn đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Vậy ngành này có những đặc thù gì và vai trò cụ thể của nó trong đời sống là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé

Dịch thuật là gì?

Dịch thuật là một hoạt động liên quan đến ngôn ngữ. Theo wikipedia thì Khái niệm dịch thuật được hiểu là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó – văn nguồn – và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới và tương đương

Tuy nhiên, định nghĩa này không thực sự phản ánh đúng bản chất của ngành dịch thuật. Dịch thuật là một khái niệm để chỉ công việc liên quan đến việc lý giải (luận giải) một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác với ý nghĩa tương đương. Ngôn ngữ ban đầu được gọi là ngôn ngữ nguồn, ngôn ngữ được chuyển sang gọi là ngôn ngữ đích. 

Dịch thuật là khái niệm rộng và gồm 2 hoạt động chính đó là biên dịch (dịch giấy) và phiên dịch (dịch ngôn ngữ nói)

bien-dich-la-gi

Biên dịch là chuyển đổi ngôn ngữ nguồn dưới hình thức văn bản

Biên dịch là chuyển đổi ngôn ngữ nguồn dưới hình thức văn bản (giấy, định dạng email, fax, hình ảnh) sang ngôn ngữ đích được chỉ định. Người thực hiện công việc biên dịch được gọi là biên dịch viên. Xem thêm về bản dịch

phien-dich-la-gi

Phiên dịch dịch là hình thức truyền tải ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác dưới dạng ngôn ngữ nói

Phiên dịch dịch là hình thức truyền tải ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác dưới dạng ngôn ngữ nói (nói trực tiếp hoặc đoạn thu âm, videos, điện thoại) sang ngôn ngữ đích. Người thực hiện công việc phiên dịch được gọi là phiên dịch viên

Dịch thuật ra đời từ bao giờ? 

 Các cuộc thảo luận về lý thuyết và thực hành dịch thuật đã có từ thời cổ đại và cho thấy sự liên tục đáng chú ý. Người Hy Lạp cổ đại phân biệt giữa metaphrase (dịch nghĩa đen) và paraphrase. Các tác giả Hy Lạp được dịch lần đầu tiên vào thế kỷ 3 TCN. Tác phẩm của họ được dịch sát từng từ một nhưng dần dà đặt ra vấn đề đối lập giữa một bên là “ý nghĩa” nằm trong bản gốc, với bên kia là “từ ngữ”, cái phải bị thay đổi. Sự dao động giữa hai cực -đảm bảo chính xác từng chữ hay trung thực với tinh thần – kéo dài mãi cho đến thế kỷ 19 khi xuất hiện một tư duy dịch thuật hoàn toàn mới. “Translatio studii” và“Translatio imperii”. 

lich-su-nganh-dich-thuat

Kinh thánh là tài liệu dịch thuật nhiều nhất qua các thời kỳ

Nếu dịch thuật là một nghệ thuật, nó không phải là một môn học dễ dàng. Vào thế kỷ 13, Roger Bacon đã viết rằng nếu một bản dịch là đúng, người dịch phải biết cả hai ngôn ngữ, cũng như khoa học mà anh ta sẽ dịch; và nhận thấy rằng rất ít dịch giả đã làm, ông muốn bỏ hoàn toàn việc dịch thuật

Tính đặc thù của ngành dịch thuật

Mục đích của dịch thuật là diễn đạt lại ý tưởng, ngôn ngữ với độ chính xác tối đa. Dùng lời của người dịch để thay đổi ý nghĩa của văn bản hay quan điểm của người khác là điều không cho phép. Vì vậy, có thể xem vai trò của người dịch thuật là “nói thay người khác”. Bên cạnh đó, họ phải truyền tải thông tin một cách trung thực, không tự ý sửa đổi ý tưởng của người khác.

Để dịch thuật, yêu cầu đầu tiên là phải biết được cả hai ngôn ngữ, khi đã biết hai ngôn ngữ, chúng ta mới bàn đến khả năng diễn đạt. Làm chủ được ngôn từ, có thể diễn đạt được ý mình muốn viết là điều vô cùng quan trọng, cũng giống như việc mỗi người đều có một đôi chân, nhưng có người có thể đi, chạy, nhảy trên chính đôi chân của mình, có người thì không. Khi không điều khiển được đôi chân, mọi người gọi đó là sự “tàn phế”.

Dịch thuật cần lượng kiến thức rộng lớn, hiểu biết về văn hóa, con người, xã hội và các lĩnh vực chuyên ngành người dịch thuật đang thực hiện như: y tế, kỹ thuật, báo chí, xây dựng, thương mại,…Có kiến thức rộng lớn nhiều lĩnh vực chính là hiểu được nội dung văn bản, biết chỗ đúng và sai của văn bản. Giữa hai ngôn ngữ, không phải lúc nào cũng có từ ngữ chuyển đổi tương ứng, vì thế cần phải có kiến thức để diễn đạt nội dung từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia và khi đó sản phẩm dịch thuật được tạo ra sẽ có sự tin cậy hơn là dịch một cách mơ hồ.

Các chuyên ngành dịch thuật phổ biến

Dịch thuật báo cáo tài chính

dich-thuat-bao-cao-tai-chinh

Dịch thuật báo cáo tài chính là dịch vụ vụ thế mạnh của chúng tôi tại Việt Nam

Dịch thuật báo cáo tài chính: nhận dịch Báo cáo của Ban giám đốc  (Board’s report), Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập (Independent audit’s Report ), Bảng cân đối kế toán balance sheet (Balance Sheet), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income statement), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement), Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to the financial statements) với các chuyên gia ngôn ngữ am thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và IFRS cũng như nhiều nước trên thế giới

Dịch thuật hồ sơ năng lực công ty (Company profile)

dich-thuat-ho-so-nang-luc

Dịch thuật hồ sơ năng lực tạo nên thương hiệu của Chúng tôi

Dịch thuật hồ sơ năng lực công ty (Company profile): nhận dịch các tài liệu liên quan đến Vision, Mission And Core Values : sứ mệnh Công ty, mục tiêu Công ty; Open Letter : thông điệp của Ceo;  Overview Of Company: giới thiệu chung về Công ty, các sản phẩm, dịch vụ; Chart Of Organization: sơ đồ tổ chức Công ty; Certificates : giải thưởng và chứng nhận; Human Resources : nhân sự; Activities & Relationships: hoạt động và các mối quan hệ; Company Culture: văn hóa công ty… qua đó quảng bá hình ảnh chân thực về Công ty.

Dịch thuật Hợp đồng kinh tế (Contract)

dich-thuat-hop-dong-kin-te

Dịch thuật hợp đồng kinh tế giúp khách hàng nắm bắt cơ hội kinh doanh

Dịch thuật Hợp đồng kinh tế(Contract): nhận dịch hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng bbc), hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư; hợp đồng vận chuyển hàng hóa; hợp đồng giao nhận thầu xây dựng; hợp đồng nghiên cứu và ứng dụng khoa học – kỹ thuật; hợp đồng dịch vụ tư vấn;hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại hợp đồng đại diện cho thương nhân; hợp đồng ủy thác – xuất nhập khẩu; hợp đồng đại lý; hợp đồng gia công, hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa; hợp đồng dịch vụ quá cảnh; hợp đồng cho thuê hàng hóa; hợp đồng nhượng quyền thương mại

Dịch thuật văn bản hành chính

dich-thuat-van-ban-hanh-chinh

Dịch thuật văn bản hành chính là dịch vụ mà Khách hàng đánh giá rất cao

Dịch thuật văn bản hành chính: nhận dịch thuật các loại nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thỏa thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công.

Dịch thuật tài liệu kỹ thuật

dich-thuat-tai-lieu-ky-thuat

Dịch thuật tài liệu kỹ thuật là lĩnh vực được khách hàng yêu mến lựa chọn chúng tôi

Dịch thuật tài liệu kỹ thuật: tài liệu giới thiệu và danh mục sản phẩm, tài liệu khoa học, sách hướng dẫn sử dụng, tài liệu quy định kỹ thuật, báo cáo kỹ thuật, bill of Materials (BOM), Bản vẽ CAD, E-Learning, hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành, ướng dẫn an toàn, hướng dẫn bảo trì và khắc phục sự cố, giao diện người dùng phần mềm và phần cứng, tài liệu huấn luyện kỹ thuật, MSDS và Data Sheets, dề xuất kỹ thuật (Technical proposal), tài liệu đào tạo kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu chuyên sâu (White papers)

Dịch thuật hồ sơ xuất nhập khẩu

dich-thuat-ho-so-xuat-nhap-khau

Dịch thuật chứng từ xuất nhập khẩu để hoàn thành thủ tục hải quan cho Khách hàng

Dịch thuật hồ sơ xuất nhập khẩu: nhận dịch hợp đồng thương mại (sale contract), hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List), vận đơn (Bill of Lading), tín dụng thư (L/C), chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate), ciấy chứng nhận chất lượng (CQ – Certificate of Quality), ciấy chứng nhận xuất xứ (C/O), chứng thư kiểm dịch (Phytosanitary Certificate), chứng nhận kiểm định (CA – Certificate of analysis), giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate), chứng thư hun trùng (Fumigation Certificate)

Dịch thuật điều lệ công ty (Charter)

dich-thuat-dieu-le-cong-ty

Dịch thuật điều lệ Công ty cho khách hàng

Dịch thuật điều lệ công ty (Charter): nhận dịch diều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động sang tiếng Anh, Nhật Trung

Dịch thuật tài liệu kỹ thuật cơ khí, chế tạo máy

dich-thuat-tai-lieu-co-khi

Dịch thuật tài liệu kỹ thuật chế tạo máy là một thế mạnh khác đã gi dấu ấn trong lòng Khách hàng tại Việt Nam của Công ty chúng tôi

Dịch thuật tài liệu kỹ thuật cơ khí, chế tạo máy: nhận dịch các tài liệu vận hành được các thiết bị cơ khí; sản xuất, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các sản phẩm cơ khí, máy và dây chuyền thiết bị công nghiệp; chế tạo chi tiết máy; thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất; lập trình gia công máy CNC.

Dịch thuật hồ sơ chuyên ngành Điện, Viễn thông

dich-thuat-chuyen-nganh-dien-vien-thong

Chuyên ngành Điên, Viễn thông được khách hàng đánh giá cao

Dịch thuật hồ sơ chuyên ngành Điện, Viễn thông: nhận dịch các tài liệu liên quan đến Thiết bị điện, thiết bị truyền dẫn số, xử lý âm thanh và hình ảnh, cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến, cơ sở kỹ thuật mạng truyền thông, kỹ thuật phát thanh và truyền hình, an ninh mạng thông tin.

Dịch thuật tài liệu chuyên ngành may mặc, thời trang

dich-thuat-chuyen-nganh-may

Khách hàng tại Việt Nam có thế hoàn toàn an tâm với các bản dịch về chuyên ngành may mặc, thời trang tại Công ty chúng tôi

Dịch thuật tài liệu chuyên ngành may mặc, thời trang: nhận dịch các tài liệu liên quan đến may mặc, công nghệ may, thiết kế thời trang, dệt may, sản xuất thiết kế may thời trang, sản xuất chế tạo vật liệu dụng cụ máy móc ngành dệt may; hình thành công nghệ qui trình về quản lý, điều hành, markettting ngành may.

Dịch thuật tài liệu chuyên ngành xây dựng

dich-thuat-chuyen-nganh-xay-dung-da-nang

Chúng tôi có kinh nghiệm dịch thuật các hồ sơ thầu xây dựng cho nhiều khách hàng lớn tại Việt Nam

Dịch thuật tài liệu chuyên ngành xây dựng: nhận dịch tài liệu đấu thầu dự án/ hồ sơ thầu; các bản vẽ thiết kế; tài liệu dự toán công trình; tài liệu thuyết minh thi công; tài liệu kỹ thuật kết cấu; tài liệu lập quy hoạch xây dựng; lập dự án đầu tư xây dựng công trình; tài liệu khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng công trình; các hạng mục thi công xây dựng công trình; quy trình giám sát thi công xây dựng công trình; tài liệu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình

Dịch thuật các hồ sơ sơ cổ tự: dịch thuật gia phả, dịch thuật tài liệu hán nôm  như sách y học (sách thuốc), văn khế, hương ước, khoán lệ, hoành phi, câu đối, bia mộ, bài vị tiếng Hán Nôm sang chữ quốc ngữ và ngược lại. Nhận hiệu đính các bản dịch với cấp độ chuyên gia

dich-thuat-han-nom

Bản dịch các tài liệu hán nôm cổ

Các ngôn ngữ dịch thuật phổ biến

Tiếng Pháp Số lượng: 229 triệu người

Tiếng Pháp là một ngôn ngữ lãng mạn của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Nó bắt nguồn từ Vulgar Latin của Đế quốc La Mã, cũng như tất cả các ngôn ngữ Romance. Tiếng Pháp đã phát triển từ Gallo-Romance, tiếng Latin được nói ở Gaul, và đặc biệt hơn ở Bắc Gaul. Ngày nay, do sự mở rộng ra nước ngoài của Pháp trong quá khứ, có rất nhiều ngôn ngữ Creole dựa trên tiếng Pháp, nổi bật nhất là Haiti Creole. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của 29 quốc gia, hầu hết là các thành viên của la francophonie, cộng đồng các nước nói tiếng Pháp. Bên trên là bảng xếp hạng 10 ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, nguồn số liệu được lấy từ Ethnologue.

Tiếng Bồ Đào Nha Số lượng: 230 triệu người

Đây là một ngôn ngữ mà có khả năng lan truyền mạnh mẽ nhờ vào quá khứ thuộc địa của nó. Bắt đầu từ thế kỷ 15, những thương nhân và người chinh phục Bồ Đào Nha đã mang ngôn ngữ của họ tới Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ. Sự lan rộng của người Bồ Đào Nha có thể đã được gắn liền với sự xâm chiếm của châu Âu, nhưng các quốc gia thuộc địa hóa đã phát triển nền văn hóa rực rỡ của họ và biến đổi ngôn ngữ đó mãi mãi. Ngày nay, tiếng Bồ Đào Nha được 215 triệu người nói như tiếng bản ngữ ở các quốc gia như Braxin, Goa, Angola, Mozambique, Cape Verde, Guinea-Bisseau, São Tomé và Príncipe và Ma Cao. Nó cũng là ngôn ngữ của Machado de Assis, Bossa Nova, Mia Couto, Fernando Pessoa, và Agualusa.

Punjabi / Lahnda Số lượng: 240 triệu người

Với nhiều ước tính khác nhau vào khoảng 240 triệu người bản xứ, vị trí cuối cùng trong danh sách này là tiếng Punjabi! Nói về những vùng rộng lớn của Ấn Độ và Pakistan, Punjab bị người Anh cắt đi hai lần, và hàng triệu người buộc phải bỏ nhà cửa, kinh doanh và gia đình.

Tiếng Hindi Số lượng: 260 triệu người

Ấn Độ có 23 ngôn ngữ chính thức, trong đó có tiếng Hindi và Urdu. Việc xem chúng là một ngôn ngữ, Hindustani, hay hai thổ ngữ, vẫn đang tranh cãi dữ dội. Được nói chủ yếu ở miền bắc Ấn Độ và một phần của Pakistan, tiếng Hindi sử dụng kịch bản devnagri trong khi Urdu sử dụng ký hiệu Ba Tư. Vào thời điểm viết, cuộc tranh luận về vai trò của nó trong giáo dục và xã hội Ấn Độ đã một lần nữa bùng lên: Thủ tướng Narendra Modi, một người theo chủ nghĩa dân tộc Hindu, đang tìm cách để Hindi thay thế tiếng Anh ở các bang phía Nam Ấn Độ. Biến tiếng Hindi thành ngôn ngữ chính trong truyền thông và giáo dục, một chiến lược mà đã gặp phải sự phản kháng.

Tiếng Bengali Số lượng: 261 triệu người

Vùng Bengal bị người Anh chia cắt năm 1947 (chủ yếu là đạo Hindu) thành Tây Bengal, nay là một phần của Ấn Độ; từ phía Đông Bengal (chủ yếu là Hồi giáo), nay là Bangladesh. Đây là ngôn ngữ của Kolkata, thuộc quần đảo Andaman, nhiều nơi trong số đó cực kỳ dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; Vào thế kỷ tới, dân số dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong khi 15% diện tích đất dự kiến sẽ biến mất dưới đáy biển.

Tiếng Nga Số lượng: 267 triệu người

Với khoảng 267 triệu người bản địa vào năm 2015, tiếng Nga là ngôn ngữ thứ tám được nói nhiều nhất trên thế giới. Đây là một trong sáu ngôn ngữ được sử dụng trong LHQ, và được sản xuất như Dostoyevsky, Nabokov, Chekhov, Goyal, Tolstoy và Pushkin.

Tiếng Ả Rập Số lượng: 291 triệu người

Những con số gần đây chỉ ra tiếng Ả Rập được nói bởi khoảng 291 triệu người bản địa. Nhưng đây là một ví dụ khác về những con số không thể hiện hết câu chuyện đầy đủ: tiếng Ả Rập, giống như tiếng Trung, khác biệt rất nhiều trong các phương ngữ, được nhóm lại để tiện lợi trong xếp hạng. Theo tiêu chuẩn hiện đại các tiếng Ả Rập có một hình thức viết chủ yếu, liên quan chặt chẽ đến Tiếng Ả Rập cổ điển của Kinh Koran. Tuy nhiên, các dạng nói của tiếng Ả Rập ở Oman, Ma-rốc,… rất khác.

Tiếng Anh Số lượng: 371 triệu người

Có 371 triệu người nói tiếng Anh bản địa hay 983 triệu người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Điều này cho thấy sự thành công của tiếng Anh như là ngôn ngữ chính trong kinh doanh, du lịch và quan hệ quốc tế. Sự dễ dàng trong việc học tiếng Anh (đặc biệt là so với tiếng Trung) và sức mạnh mềm dẻo của nền văn hóa Hoa Kỳ làm cho tiếng Anh sẽ tiếp tục thống trị thế giới. Đối với một số người, biết tiếng Anh vẫn đồng nghĩa với cơ hội và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Tiếng Tây Ban Nha Số lượng: 527 triệu người

Nếu chúng ta chỉ nhìn vào người bản xứ, tiếng Tây Ban Nha sẽ đứng trước tiếng Anh với khoảng 527 triệu người nói. Nếu bạn muốn một ngôn ngữ mà sẽ mở ra toàn bộ các lục địa cho bạn, tiếng Tây Ban Nha là đặt cược tốt nhất của bạn. Giống như tất cả các ngôn ngữ trong danh sách này, yếu tố chính trị của ngôn ngữ và bản sắc liên quan gây tranh cãi: tiếng Catalan hoặc tiếng Quechua có được xem là tiếng Tây Ban Nha hay không. Nhưng nó chắc chắn là ngôn ngữ chính của hầu hết các nước Nam và Trung Mỹ, Tây Ban Nha và các vùng rộng lớn của Hoa Kỳ.

Tiếng Trung Số lượng: 1,2 tỷ người

Hiện nay ước lượng số người bản xứ nói tiếng Trung (tiếng Hoa) gần 1,2 tỷ người. Tiếng Trung có nhiều phương ngữ khác nhau, trong đó khoảng một tỷ người nói tiếng Quan Thoại. Nếu bạn muốn học một ngôn ngữ mà một trong sáu người trên thế giới nói, đây là ngôn ngữ bạn nên học

Ngành dịch thuật học trường nào?

Hiện nay các trường ngoại ngữ đều đã có ngành biên – phiên dịch. Khi theo học ngành này, người học sẽ được tích lũy kiến thức về ngôn ngữ được đào tạo như văn phong, từ vựng, ngữ pháp, kiến thức về văn hóa, văn minh ở các nước sử dụng ngôn ngữ. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các bạn còn được trau dổi các kỹ năng như: biên phiên dịch, thủ thuật dịch thuật, vốn ngữ pháp đặc thù các thuật ngữ cơ bản về các lĩnh vực chuyên ngành để diễn đạt thông tin chính xác và chi tiết với ngôn ngữ gốc.
bien-phien-dich-hoc-truong-nao

Sau đây là danh sách các trường đại học có mã ngành Phiên dịch:

  1. ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội
  2. ĐH Ngoại thương Hà Nội
  3. Học viện Ngoại giao
  4. Khoa Quốc tế – ĐHQG Hà Nội
  5. ĐH Sư phạm Hà Nội
  6. ĐH FPT
  7. ĐH RMIT
  8. ĐH Thăng Long
  9. ĐH Sư Phạm kỹ thuật Hưng Yên
  10. ĐH Hải Phòng
  11. ĐH Ngoại ngữ – ĐH Huế
  12. ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng
  13. Khoa Ngoại ngữ – ĐH Duy Tân – ĐH Đà Nẵng
  14. ĐH Quảng Nam
  15. ĐH Quy Nhơn
  16. ĐH Nha Trang
  17. ĐH Đà Lạt
  18. ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
  19. Khoa Ngoại ngữ – ĐH Mở TP.HCM
  20. ĐH Ngoại thương TP.HCM
  21. ĐH Sư phạm TP.HCM
  22. ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  23. ĐH Hùng Vương
  24. ĐH Công nghệ TP.HCM – Hutech
  25. ĐH Tôn Đức Thắng

Công việc biên dịch, phiên dịch là sự là lựa chọn HOT hiện nay. Tuy việc làm rộng mở, nhưng để cạnh tranh và không bị đào thải trong nghề, bạn phải rèn luyện ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn vững vàng. Bên cạnh đó phải không ngừng học hỏi các kỹ năng và trau dồi kinh nghiệm. Mong rằng với bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về ngành dịch thuật hay biên dịch – phiên dịch. Từ đó lựa chọn cho mình một hướng đi trong tương lai. Nếu bạn có yêu cầu nào khác hoặc muốn liên hệ với chúng tôi 

Hotline: 0947.688.883 – 0963.918.438
Địa chỉ trụ sở chính : 02 Hoàng Diệu, Nam Lý Đồng Hới, Quảng Bình
Văn Phòng Hà Nội: 101 Láng Hạ Đống Đa, Hà Nội 
Văn Phòng Huế: 44 Trần Cao Vân, Thành Phố Huế
Văn Phòng Đà Nẵng: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Hải Châu, Đà Nẵng
Văn Phòng Sài Gòn 47 Điện Biên Phủ, Đakao, Quận , TP Hồ Chí Minh
Văn Phòng Đồng Nai: 261/1 tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
Văn Phòng Bình Dương 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương