Dịch tiếng Hán Nôm đảm bảo đúng nguyên tác tại Việt Nam.

Hán nôm là tài sản quý do ông cha ta sáng tạo ra, rất có ý nghĩa về văn hoá và  đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nền văn hoá dân tộc trên con đường độc lập tự chủ. Tài liệu chữ Hán – Nôm được xem là di sản văn hóa có giá trị nghiên cứu, hiện nay tài liệu này còn được lưu trữ và sưu tầm bởi nhiều tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên để đọc và hiểu được đúng nghĩa của nguyên tác tài liệu cổ này là không hề đơn giản, vì vậy, tìm được một đơn vị chuyên nghiệp dịch thuật các tài liệu từ chữ Hán Nôm sang chữ Quốc Ngữ là điều vô cùng trân quý để hiểu và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. 

Hán Nôm là gì?

Hán Nôm (漢喃) là những ký tự dựa trên Hán tự được sử dụng tại Việt Nam từ lâu trước đây. Chữ Hán Nôm có thể được sử dụng để viết chữ Hán hoặc một hình thức của chữ Việt gọi là chữ Nôm. Hán Nôm bao gồm cả Hán tự và các ký tự dựa trên những quy luật ghép vần của Trung Quốc,‭ ‬nhưng chỉ dành cho tiếng Việt được gọi là chữ Nôm.

Hán văn đã được sử dụng trong các triều đại ở Việt Nam như một ngôn ngữ chính thức. Chữ Nôm được tạo nên từ việc sử dụng các ký tự thông dụng của Hán tự để biểu đạt tiếng Việt. Một chữ trong tiếng Việt có thể được viết bằng một ký tự trong Hán tự do đó nó là một hệ thống chữ tượng hình, trong đó mỗi ký tự chỉ đại diện cho một âm tiết

Chữ Nôm là gì?

Chữ Nôm (喃), còn gọi là Quốc âm (國音) là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt (khác với chữ Quốc Ngữ tức chữ Latinh tiếng Việt là bộ chữ tượng thanh). Nó bao gồm một bộ chữ Hán (chủ yếu là phồn thể và các dị thể đã xuất hiện trước thế kỉ 20) để viết các từ Hán-Việt và dựa theo quy tắc ký âm của chữ Hán để tạo ra các chữ mới để viết và biểu nghĩa các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu.

Tuy hiện nay ít khi được sử dụng ở Việt Nam, chữ Nôm cùng với chữ Hán vẫn là dạng ký tự quan trọng của tiếng Việt bởi không chỉ có vai trò biểu thị ý nghĩa của từ (tránh sự đồng âm khác nghĩa và hiểu nhầm nghĩa do chữ Quốc ngữ chỉ có khả năng biểu âm) mà còn là văn tự chủ yếu dùng để ghi chép và thể hiện tiếng Việt trong phần lớn lịch sử Việt Nam, là một phần không thể để mất của văn hóa Việt Nam.

Ngôn ngữ chính thức của Việt Nam thời điểm những năm còn phong kiến, Bắc thuộc là chữ Hán Nôm và được sử dụng nhiều trong các chiều đại của vua chúa và trong những cuộc thi hương, hội, đình. Nó được tạo nên từ việc dùng các ký tự của Hán tự để biểu đạt cho sắc thái, ý nghĩa của tiếng Việt. Hiện nay vẫn còn rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng của chữ Hán Nôm từ truyện thơ lục bát, hát nói, tuồng chèo, từ Hàn luật, văn tế, song thất lục bát…Chữ Nôm là một tinh hoa đậm chất sử của đất nước Việt Nam, chữ Nôm đã biểu đạt những cung bậc cảm xúc cao trào rồi lại trầm lắng, khi hào hùng khí thế khi lại bi thương quỵ lụy…tất cả đều được biểu đạt qua những con chữ những nét chữ của vần chữ.

Vào những năm của thế kỉ thứ 17 chữ Hán Nôm được lưu truyền phổ biến như những bài thơ Hàn luật bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật, bạn đọc có thể ghé qua những tác phẩm nổi bật như: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Ngọa long cương của Đào Duy Từ, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông, Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải, Ngự đề hòa danh bách vịnh của chúa Trịnh Căn hay còn có những tác phẩm theo dạng sử ký “ Thiên Nam Minh giám ” và “ Thiên Nam Ngữ lục ” và đặc biệt cũng đã xuất hiện thơ lục bát với bài thơ “ Cảm tác ” của Nguyễn Hy Quang. Vào thời kì này văn học Nôm Công giáo cũng được phát triển và nở rộ khá mạnh mẽ.

Sang đến những năm của thế kỉ thứ 18 – 19, sự tài tình cũng như nét duyên của thơ Hàn Luật ngày càng được các nhà thơ tinh tế khéo léo cài đan vào những dòng thơ để bộc lộ, để dùng thơ nói lên những tiếng lòng thương cảm, xót xa cho cuộc sống của nhân dân hay cũng là cho chính mình. Và nói đến đây chúng ta không thể không nhắc đến sự tài tình trong những vần thơ của Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Bên cạnh đó những tác phẩm truyện Nôm cũng được đưa vào như Thạch Sanh, Tấm Cám, Tô công phụng sứ, Trê Cóc, Nữ tú tài và đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ở thời kì cuối chữ Nôm được xuất hiện nhiều với những bài thi ca hát nói.

Vào cuối thế kỉ thứ 19 – 20 vị thế của chữ Hán Nôm bắt đầu giảm sút. Cuối năm 1919 đầu năm 1920, một dấu mốc lịch sử đã được thay thế là chữ Hán Nôm đã được thay thế bằng chữ Quốc ngữ. Chữ Nôm đã dần mất đi vị thế sau khi chữ Quốc ngữ lên ngôi. Ngày nay trong các bài văn, bài thơ ca, báo, tạp chí hay các văn bản hành chính chúng ta không hề thấy sự xuất hiện của chữ Nôm. Chữ Hán Nôm ngày nay được gắn liền với hình ảnh những ông đồ, thầy đồ viết chữ tại những ngôi đình, chùa, miếu… Xem thêm dịch thuật tiếng Slovak

Tiếng Hán Nôm trong thời đại ngày nay !

Van-ban-han-nom-co

Văn bản hán nôm cổ cần được dịch sang chử quốc ngữ

Người Việt hiện nay không còn dùng chữ Hán (chỉ chữ Hán phồn thể, tiếng Hán cổ, phân biệt với chữ Trung Quốc hiện đại), chữ Nôm như chữ viết chính thức nữa, nhưng các tư liệu viết bằng hai thứ chữ này vẫn đang còn rất nhiều, phần lớn đã được sưu tầm và lưu trữ trong các thư viện, một số được lưu giữ ở địa phương dưới dạng các văn khắc Hán Nôm (văn bia, hoành phi, câu đối,… trên đình chùa miếu mạo, nhà thờ họ,…) gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa, hoặc ở tư gia (gia phả, sắc phong,…) gắn liền với lịch sử dòng họ, các tên tuổi đỗ đạt, làm quan, được vua ban thưởng,… Bất kì khi nào có tư liệu viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chúng ta cũng cần nhờ đến các “chuyên gia Hán Nôm” bởi không phải chỉ có ngoại ngữ tiếng Trung là có thể đọc được, người dịch văn bản Hán Nôm còn cần rất nhiều các kiến thức liên ngành về văn bản học, văn hóa, lịch sử, triết học, địa lí, văn học, ngôn ngữ,… Để có thể khai thác hết các tiềm năng của các tư liệu quý báu này (hầu hết là những thông tin có giá trị lịch sử – từ thế kỉ 20 trở về trước – hơn là giá trị thời sự), chúng tôi đã tập hợp một đội ngũ các chuyên gia được đào tạo bài bản chuyên ngành Hán Nôm ở các trường Đại học tên tuổi ở trong nước, trong đó, có nhiều thạc sĩ, tiến sĩ với thâm niên công tác trong ngành dịch thuật các tài liệu chữ Hán chữ Nôm để đảm nhiệm việc dịch thuật các văn bản Hán Nôm mà quý khách cung cấp. Các loại hình văn bản Hán Nôm thường gặp:

dich-thuat-chu-nho

Dịch tiếng Hán Nôm đúng nguyên tác nhất Việt Nam

Sách chữ Hán viết theo Hán ngữ cổ.

Văn bia Hán Nôm: bia đá khắc bằng chữ Hán ở trước các chùa, đền, đình, lăng mộ, miếu, cầu cống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,…

Minh Hán Nôm: chữ Hán khắc trên chuông, đỉnh, vạc bằng kim loại (chủ yếu bằng đồng)

Các văn bản hành chính thời phong kiến (nhà Nguyễn): chiếu, biểu, hịch, cáo, sắc phong…

Các văn bản Hán Nôm nhật dụng: sớ, điệp, trạng, văn tế,…

– Các văn bản tác phẩm văn chương chữ Hán, chữ Nôm: phú, văn tế, thơ ca, tiểu thuyết, truyện thơ Nôm,…

Văn bản Hán Nôm chủ yếu là văn bản viết tay nên việc nhận dạng chữ cũng dễ bị nhầm lẫn, dẫn đến phiên âm sai và từ đó dịch sai. Trong khi đó tài liệu về tiếng Hán Nôm như sách báo để diễn giải, giạng dạy còn khá ít trong cuộc sống hiện nay. Một chữ Hán có thể có nhiều nghĩa, người nghiên cứu tham khảo các nghĩa đó để sử dụng phù hợp vào bản dịch, vì thế khó có thể phản ánh đúng tinh thần nội dung nguyên tác.

Ngày nay, ở Việt Nam và cả thế giới có rất ít người còn đọc được văn bản chữ Hán Nôm nguyên tác. Vì thế mà một phần lịch sử quan trọng của dân tộc và văn học Việt Nam đã nằm ngoài tầm tay của hơn 90 triệu người nói tiếng Việt.

Nếu bạn hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, văn hóa, văn thơ Việt cổ thì sẽ thường xuyên gặp phải những khó khăn về Hán – Nôm.

Xem thêm ngôn ngữ có liên quan: dịch thuật tiếng Thái Lan

Dịch chữ Hán Nôm sang chữ Quốc ngữ

Dich-tieng-han-nom

Dịch thuật tiếng Hán Nôm với các chuyên gia nghiên cứu

Chúng tôi có đội ngũ biên dịch viên giàu kinh nghiệm về chữ Hán Nôm, chủ yếu là các Thạc sĩTiến sĩ. Các chuyê n gia dịch thuật của chúng tôi có thể đảm nhận công việc Dịch chữ Hán Nôm sang chữ Quốc ngữ hoặc dịch tiếng Việt sang chữ Hán Nôm đảm bảo đúng nguyên tác nhất. Quý khách có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng bản dịch, thời gian nhanh chóng và chính xác. 

Chúng tôi nhận dịch nhận dịch Hán Nôm (dịch chữ nho) các tài liệu cổ như
Dịch các loại sách, truyện, thơ Hán Nôm cổ
Dịch gia phả cổ sang chữ quốc ngữ hoặc phục chế gia phả từ chữ quốc ngữ sang chữ nho
Dịch các loại hoành phi, câu đối cổ sang tiếng Việt (có kèm giải nghĩa nếu yêu cầu
Dịch các lại bia mộ, lăng tẩm cổ sang chữ quốc ngữ
Dịch các loại sách cổ, các tài liệu y học cổ chữ Hán Nôm sang tiếng Việt
Dịch thuật các loại văn bản giấy tờ khác…
Văn bản Hán Nôm chủ yếu là văn bản viết tay, chủ yếu là chữ thảo nên việc nhận dạng chữ dễ bị nhầm lẫn dẫn đến phiên âm sai, dịch sai. Sách công cụ trong lĩnh vực Hán Nôm ở Việt Nam khá ít. Một chữ Hán có thể có nhiều nghĩa, người nghiên cứu tham khảo các nghĩa đó để sử dụng phù hợp vào bản dịch để dịch đúng, dịch đủ.

Nếu Quý khách đang tìm kiếm một đơn vị dịch thuật tiếng chữ nho sang tiếng việt chuẩn xác, chúng tôi đảm nhận dịch tiếng Hán Nôm đúng nguyên tác với chi phí thấp nhất, tiết kiệm thời gian cho bạn. Với kim chỉ nam tất cả phục vụ vì lợi ích cao nhất mang đến cho khách hàng và làm hài lòng khách hàng bằng cách tạo ra những sản phẩm chất lượng và dịch vụ chuyên nghiệp, chúng tôi mong muốn được phục vụ quý khách hàng toàn quốc

Chúng tôi cam kết với quý khách hàng rằng “bản dịch tiếng Hán Nôm” đảm bảo chính xác nhất, phản ánh đúng nội dung nguyên tác của tác phẩm hay tài liệu cổ.

Hướng dẫn liên hệ sử dụng dịch vụ

Để sử dụng dịch vụ dịch thuật tại tiếng Nhật của chúng tôi, Quý khách hàng vui lòng thực hiện các bước sau
Bước 1:  Gọi điện vào Hotline: 0947.688.883 (Mr. Khương) hoặc 0963.918.438 (Mr. Hùng) để được tư vấn về dịch vụ (có thể bỏ qua bước này)
Bước 2: Giao hồ sơ tại VP Chi nhánh gần nhất hoặc Gửi các bản chụp hình có chất lượng tốt vào email: info@dichthuatmientrung.com.vn để lại tên và sdt cá nhân để bộ phận dự án liên hệ sau khi báo giá cho quý khách. Chúng tôi chấp nhận hồ sơ dưới dạng file điện tử .docx, docx, xml, PDF, JPG, Cad. 
Bước 3: Xác nhận đồng ý sử dụng dịch vụ qua email ( theo mẫu: Bằng thư này, tôi đồng ý dịch thuật với thời gian và đơn giá như trên. Phần thanh toán tôi sẽ chuyển khoản hoặc thanh toán khi nhận hồ sơ theo hình thức COD). Cung cấp cho chúng tôi Tên, SDT và địa chỉ nhận hồ sơ
Bước 4: Thực hiện thanh toán phí tạm ứng dịch vụ 
Khách hàng là tài sản lớn nhất của mỗi công ty, sự hài lòng của khách hàng chính là mục tiêu cho mọi hoạt động của công ty dịch thuật miền trung. Đội ngũ điều hành và tập thể nhân viên của Công ty dịch thuật miền trung luôn làm việc tận tâm và chuyên nghiệp để có thể phục vụ tốt nhất khách hàng với mong muốn đem đến cho khách hàng nhiều giá trị hơn bằng chi phí ít hơn.
Chúng tôi hiểu rằng: sự chăm chút trong từng chi tiết tạo ra chất lượng trong từng sản phẩm. Đó chính là yếu tố để khách hàng gắn bó lâu dài. Chính vì vậy, chúng tôi áp dụng quy trình dịch thuật và chuyển đổi ngôn ngữ dịch một cách khoa học. Bên cạnh đó, lựa chọn các biên dịch viên có sở trường về ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành chuyên sâu phù hợp cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên các sản phẩm dịch thuật chất lượng cao.
Công ty dịch thuật CP Miền Trung – MIDtrans luôn đưa ra những chính sách về giá cạnh tranh nhất, bên cạnh đó việc đảm bảo tiến độ bàn giao tài liệu cũng là một trong những ưu điểm của chúng tôi được khách hàng đánh giá cao. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để tiết kiệm thời gian và chi phí cho quý khách
Công ty CP dịch thuật Miền Trung – MIDTrans
Hotline: 0947.688.883 – 0963.918.438
Địa chỉ trụ sở chính : 02 Hoàng Diệu, Nam Lý Đồng Hới, Quảng Bình
Văn Phòng Hà Nội: 101 Láng Hạ Đống Đa, Hà Nội 
Văn Phòng Huế: 44 Trần Cao Vân, Thành Phố Huế
Văn Phòng Đà Nẵng: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Hải Châu, Đà Nẵng
Văn Phòng Sài Gòn 47 Điện Biên Phủ, Đakao, Quận , TP Hồ Chí Minh
Văn Phòng Đồng Nai: 261/1 tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
Văn Phòng Bình Dương 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

#Dịch chữ Hán sang tiếng Việt, #Phần mềm dịch tiếng Hán Việt, #Dịch từ Hán Việt sang từ thuần Việt, #Chuyển tiếng Việt sang Hán Việt, #Dịch văn bản Hán Việt, #Dịch chữ Quốc ngữ sang chữ Nho, #dịch tiếng việt sang tiếng hán nôm, #dịch chữ hán nôm, #dịch tiếng hán nôm, #dịch chữ hán nôm sang tiếng việt, #dich han nom, #dich chu han nom, #dịch hán nôm online, #dịch nghĩa hán nôm, #dịch tiếng hán nôm sang tiếng việt, #hán nôm dịch, #dịch hán nôm sang tiếng việt, #dịch tiếng việt sang chữ hán nôm, #dịch hán nôm ra tiếng việt, #dịch chữ hán nôm online