Từ vựng nha khoa tiếng Nhật: Mẫu câu đi khám răng ở Nhật hữu ích

Sẽ rất khó khăn nếu bạn đi khám răng ở Nhật mà không biết giao tiếp đúng không? Hãy bỏ túi ngay những từ vựng nha khoa tiếng Nhật để sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, Công ty CP dịch thuật MIDtrans hứa hẹn bạn sẽ nói tốt như người bản xứ nếu bạn ghi nhớ list từ vựng dưới đây.

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

Từ vựng nha khoa tiếng Nhật

Từ vựng về cấu tạo của răng miệng

❖ 歯肉 (は にく) : Nướu (lợi) răng.

❖ 歯根膜 ( しんこん まく ) : Dây chằng nha chu.

❖ 歯槽骨 ( しそうこつ ) : Xương ổ răng.

❖ エナメル質  ( えなまる しつ ) : Men răng.

❖ 象牙質 ( ぞうげしつ ): Ngà răng.

❖ 歯髄 ( しずい ) : Tủy răng.

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

❖ セメント質 ( セメントしつ  ) : Cao răng.

❖ 親知らず( おやしらず  )   : Răng khôn.

❖ 上あご (うえ あご) : Hàm trên.

❖ 下あご ( しも あご ) : Hàm dưới.

❖ 左上奥歯(ひだりうえおくば) : Răng hàm trên bên trái.

❖ 右上奥歯(みぎうえおくば): Răng hàm trên bên phải.

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

❖ 前上(まえうえ): Răng cửa hàm trên.

❖ 前下(まえした): Răng cửa hàm dưới.

❖ 頬(ほお): Má.

❖ 舌(した): Lưỡi.

❖ 唇(くちびる): Vùng miệng.

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

Từ vựng các bệnh về răng yêu cầu khi đi khám răng

❖ 歯が痛い(はがいたい): Đau răng.

❖ 歯(は)がしみる: Buốt răng.

❖ 歯が折れた(はがおれた): Gẫy răng.

❖ 口臭(こうしゅう): Hôi miệng.

❖ 歯肉(しにく)が痛い(いたい): Đau lợi.

❖ 歯ぐき(はぐき)が腫(は)れている : Sưng lợi.

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

❖ 歯(は)を抜(ぬ)く: Nhổ răng.

 ❖ 親知らず抜歯 (おやしらず ばっし) : Nhổ răng khôn.

❖ 歯を掃除(そうじ)してほしい: Muốn lấy cao răng.

❖ セラミックの歯してほしい: Muốn làm răng sứ.

❖ 虫歯(むしば)の穴(あな)をつめてほしい: Muốn hàn răng sâu.

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

❖ 歯(は) を入れたい: Muốn trồng lại răng.

❖ 歯を検査(けんさ)をしてほしい: Muốn được kiểm tra răng.

❖ 歯を白くしたい: Muốn làm trắng răng.

❖ 義歯(ぎし)をつくってほしい: Muốn làm răng giả.

❖歯列矯正具 (しれつきょうせいぐ) : Niềng răng.

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

Mẫu câu đi khám răng ở Nhật

Một số câu bác sĩ nha khoa thường dùng khi khám răng ở Nhật

❖ 口(くち)をあけてください : Xin hãy mở to miệng ra.

❖ 口(くち)をしめてください : Xin hãy ngậm miệng lại.

❖ 今から歯を抜(ぬ)けます : Bây giờ sẽ bắt đầu nhổ răng.

❖ 痛くないように麻酔(ますい)します : Để không đau tôi sẽ tiêm thuốc mê.

❖ 痛かったら、手(て)をあげてください : Hãy giơ tay lên nếu thấy đau.

❖ うがいどうぞ/ うがいしてください : Xin mời súc miệng.

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

❖ 痛いところはありませんか : Còn đau chỗ nào không ?

❖ かかりつけの病院(びょういん)・通院(つういん)中の病気(びょうき)はありますか。: Đã từng bị bệnh gì phải gọi bs đến nhà hay phải nhập viên chưa?

❖ 薬(くすり)を飲(の)んでいますか。? Có đang uống thuốc gì không?

❖ アレルギーはありますか。? Có bị dị ứng không?

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

Một số mẫu câu trả lời khi nha sĩ hỏi

1.  痛(いた)みはいつからですか。Bị đau từ bao giờ?

Bạn có thể trả lời như sau:

・ 今日(きょう)はじめて: từ hôm nay
・ ~ 日前(にちまえ)から: từ ~ ngày trước (mấy ngày trước)
・ ずっと前から:từ lâu lắm rồi
・ 時々(ときどき): thỉnh thoảng
・ 咬(か)むと痛(いた)い: đau khi nhai
・ 熱い(あつい)/ 冷たい(つめたい)ものを食べると痛い: đau khi ăn đồ nóng/lạnh

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

2. お口(くち) 以外(いがい)の健康状態(けんこうじょうたい)はいかがですか?Ngoài răng miệng ra thì tình hình sức khỏe nói chung như thế nào?

良好(りょうこう): tốt
・ 普通(ふつう): bình thường
・ 調子(ちょうし)が悪(わる)い: tồi (具体的に(ぐたいてきに): ghi cụ thể…)

3. 今までに大きな病気(びょうき)をしたことはありますか。Từ trước đến giờ đã bị bệnh gì nặng chưa?

・ 心臓病(しんぞうびょう): bệnh tim
・ 肝臓病(かんぞうびょう): bệnh gan

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat
・ 腎臓病(じんぞうびょう): bệnh thận
・ 高血圧(こうけつあつ): cao huyết áp
+最高血圧(さいこうけつあつ): huyết áp cao nhất
+最低血圧(さいていけつあつ): huyết áp thấp nhất
・ 糖尿病(とうにょうびょう): bệnh tiểu đường
・ 特(とく)になし: Không có

4.  妊娠(にんしん)していますか。Có thai không?
・ 可能性(かのうせい)はある: có khả năng
・ はい(~ヶ月): Có (mấy tháng)

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

5. 日に歯を磨(みが)くのは。Với việc đánh răng hàng ngày

・ 1日~回: 1 ngày ~ lần
・ いつ磨きますか。Khi nào đánh răng? 朝(あさ: sáng)、昼(ひる: trưa)、夜(よる: tối)

6. 歯の麻酔(ますい)・抜歯(ばっし)などで具合(ぐあい)が悪(わる)くなったことはありますか。
Đã bao giờ cảm thấy khó chịu khi bị gây mê răng hay khi nhổ răng chưa?
・ 麻酔: thuốc mê
・ 抜歯: nhổ răng
・ 具合: tình trạng (sức khỏe)
・ 貧血(ひんけつ): thiếu máu

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

7. 治療(ちりょう)について: Về vấn đề chữa trị
・ この機会(きかい)に悪いところは全部(ぜんぶ)治(な)したい
→ Dịp này tôi muốn chữa trị hết những chỗ bị tình trạng xấu
・ 痛いところだけ治したい。
→ Chỉ chữa những chỗ bị đau.

8. 診療(しんりょう)についてご希望(きぼう)は。Nguyện vọng khám và chữa trị
・ 保険(ほけん)の範囲(はんい)で治(なお)したい。
→ Trong giới hạn những mục được bảo hiểm
・ なるべく保険(ほけん)で、保険のきかないところは話(はなし)を聞いてから自費(じひ)も検討(けんとう)
→ Cố gắng chữa trong mức bảo hiểm càng nhiều càng tốt, với những mục không có bảo hiểm có thể thảo luận và xem xét việc tự chi trả
・ 最も良い(もっともよい)方法(ほうほう)してほしい。
→ Cứ chọn cho tôi cách chữa trị tốt nhất.

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

Mẫu câu tìm phòng khám và đặt lịch hẹn

1. 歯(は)の治療(ちりょう)を受(う)けたいんですが、診察(しんさつ)の予約(よやく)をおねがいします。
→ Tôi muốn trị liệu cho răng, xin cho tôi đặt lịch khám.

 2. ~月~日はよろしいでしょうか。

→ Ngày … tháng … này có được không ạ?

3. 本日中(ほんじつちゅう)問題(もんだい)ありませんか。
→ Hẹn trong ngày hôm nay có được không?

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

Mẫu câu giao tiếp khi khám răng

1. Khi đến nơi bạn sẽ nói: 「~時(じ)に予約(よやく)した+Tên + です。」(Tôi là + tên, người đã đặt hẹn lúc … giờ).

Ví dụ: 3時に予約したAです。Tôi là A, người đã hẹn khám lúc 3 giờ.

2. Y tá sẽ hỏi những câu tương tự như: 「保険証(ほけんしょう)を おもちですか?」Anh/chị có mang bảo hiểm không?

3. Sau đó bạn sẽ phải điền vào một tờ giấy gọi là 問診票(もんしんひょう), như kiểu bản khảo sát về cá nhân và tình trạng sức khỏe của bạn trước khi vào khám.

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

Mẫu câu y tá thường nói

・ こちらへどうぞ。Xin đi theo hướng này.
・  ここにおかけ下ください。Xin mời ngồi đây.
・ 少々(しょうしょう)お待(ま)ちください。Xin đợi một lát.
・ レントゲンをとりますので、こちらへどうぞ。Xin mời đi theo tôi để chụp X-quang.
・ 咬(か)んでください。Cắn vào đi. (Bạn thường phải cắn vào miếng giấy gì đó khi chụp X-quang)

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

Mẫu câu bác sĩ thường nói khi trị liệu

・ 倒(たお)しますね。Tôi hạ ghế (ghế bệnh nhân ngồi) xuống nhé.
・ 口(くち)をあけてください/ しめて・とじてください。Mở miệng ra/ Ngậm miệng lại.
・ 半分(はんぶん)閉(と)じてください。Ngậm nửa miệng lại.
・ うがいどうぞ/ うがいしてください。Xin mời súc miệng.

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat
・ 痛くないように麻酔(ますい)します。Để không đau tôi sẽ tiêm thuốc mê.
・ 今から歯を抜(ぬ)けます。Giờ tôi sẽ nhổ răng.
・ 痛かったら、手(て)をあげてください。Hãy giơ tay lên nếu thấy đau.
・ 薬(くすり)をつけます・塗布(とふ)します。Tôi thoa thuốc nhé.
・ 痛いところはありませんか。Còn đau chỗ nào không?
・ 左手(ひだりて)でもってください。Hãy dùng tay trái cầm lấy (Bs thường đưa cho 1 cái gương sau khi trị liệu xong để cho mình quan sát răng)
・ 受付(うけつけ)で次回(じかい)の予約(よやく)をとってください。Hãy ra quầy tiếp tân đặt lịch hẹn cho lần sau.

tu-vung-nha-khoa-tieng-nhat

Trong trường hợp nếu bạn đang có nhu cầu dịch thuật công chứng tài liệu, hồ sơ, văn bản, văn bằng để đi du học, công tác, làm việc tại Nhật Bản thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi, chúng tôi nhận dịch tất cả các loại hồ sơ từ tiếng Việt sang tiếng Nhật và ngược lại. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé, dịch vụ của Công ty chúng tôi phục vụ 24/24 đáp ứng tất cả nhu cầu khách hàng. 

Liên hệ với chuyên gia khi cần hỗ trợ

Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách hàng vui lòng thực hiện các bước sau
Bước 1: Gọi điện vào Hotline: 0947.688.883 (Mr. Khương) hoặc 0963.918.438 (Mr. Hùng) để được tư vấn về dịch vụ (có thể bỏ qua bước này)
Bước 2: Giao hồ sơ tại VP Chi nhánh gần nhất hoặc Gửi hồ sơ vào email: info@dichthuatmientrung.com.vn để lại tên và sdt cá nhân để bộ phận dự án liên hệ sau khi báo giá cho quý khách. Chúng tôi chấp nhận hồ sơ dưới dạng file điện tử .docx, docx, xml, PDF, JPG, Cad.
Đối với file dịch lấy nội dung, quý khách hàng chỉ cần dùng smart phone chụp hình gửi mail là được. Đối với tài liệu cần dịch thuật công chứng, Vui lòng gửi bản Scan (có thể scan tại quầy photo nào gần nhất) và gửi vào email cho chúng tôi là đã dịch thuật và công chứng được.
Bước 3: Xác nhận đồng ý sử dụng dịch vụ qua email ( theo mẫu: Bằng thư này, tôi đồng ý dịch thuật với thời gian và đơn giá như trên. Phần thanh toán tôi sẽ chuyển khoản hoặc thanh toán khi nhận hồ sơ theo hình thức COD). Cung cấp cho chúng tôi Tên, SDT và địa chỉ nhận hồ sơ
Bước 4: Thực hiện thanh toán phí tạm ứng dịch vụ

Hotline: 0947.688.883 – 0963.918.438
Email: info@dichthuatmientrung.com.vn
Địa chỉ trụ sở chính : 02 Hoàng Diệu, Nam Lý Đồng Hới, Quảng Bình
Văn Phòng Hà Nội: 101 Láng Hạ Đống Đa, Hà Nội
Văn Phòng Huế: 44 Trần Cao Vân, Thành Phố Huế
Văn Phòng Đà Nẵng: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Hải Châu, Đà Nẵng
Văn Phòng Sài Gòn 47 Điện Biên Phủ, Đakao, Quận , TP Hồ Chí Minh
Văn Phòng Đồng Nai: 261/1 tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
Văn Phòng Bình Dương 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương